Phí giao dịch phái sinh VPS bao nhiêu? Biểu phí chi tiết mới nhất 2023

Bảng phí phái sinh VPS mới nhất

Biểu phí dịch vụ giao dịch chứng khoán phái sinh

STT

Nội dung

Mức phí quy định

Thời điểm thu

1

Phí giao dịch phái sinh tại VPS Từ ngày 03/04/2023

1. Áp dụng cho KH mở mới tài khoản

Trong 3 tháng đầu kể từ ngày mở tài khoản:

– Giao dịch từ 0 đến 20 HĐTL/ngày: Miễn phí giao dịch.

– Giao dịch từ HĐTL thứ 21 trở lên: tính 1.000 đồng/HĐTL

Từ tháng thứ 4: áp dụng theo chính sách KH thông thường.

2. Áp dụng cho KH thông thường

– Giao dịch < 200 HĐTL/ngày : 2.000 đồng /HĐTL

– Giao dịch ≥ 200 HĐTL/ngày: 1.000 đồng /HĐTL

(Áp dụng cho toàn bộ HĐTL thường phát sinh trong ngày)

  • Thu trên số hợp đồng thường khớp lệnh theo ngày
 

2

Phí giao dịch chứng khoán phái sinh (phí giao dịch phải trả sở giao dịch chứng khoán)
  • Thu trên số hợp đồng khớp lệnh theo ngày
Hợp đồng tương lai chỉ số 2.700 đồng/ 1 HĐTL
Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ 4.500 đồng/ 1 HĐTL
 

 

 

 

3

Các khoản phí dịch vụ phải trả 
  • Thu định kỳ vào ngày mùng 1 tháng kế tiếp
  • Đối với TKGDPS tại VPS không đủ tiền mặt để thu phí, VPS sẽ thực hiện rút tiền ký quỹ để thu phí
Dịch vụ quản lý vị thế 2.550 đồng/hợp đồng/tài khoản/ngày
Dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ 0,0024% giá trị lũy kế số dư tài sản ký quỹ (tiền + giá trị chứng khoán tính theo mệnh giá)/tài khoản/tháng

  • Tối đa không quá 1.600.000 đồng/tài khoản/tháng,
  • Tối thiểu không thấp hơn 100.000 đồng/tài khoản.

4

Quy định khác Để hỗ trợ Khách hàng tránh rủi ro phát sinh phí quản lý tài sản phải trả cho VSD tháng kế tiếp, tại ngày làm việc cuối cùng của tháng hiện tại,  VPS sẽ rút toàn bộ tiền ký quỹ trên tài khoản ký quỹ tại VSD về tài khoản giao dịch phái sinh của Khách hàng nếu đáp ứng điều kiện:

  • Số dư ký quỹ = số tiền ký quỹ có thể rút; và
  • Số dư ký quỹ  ≤ 2.500.000 VNĐ
  • Ghi chú: Số tiền này có thể thay đổi theo quy định của VPS từng thời kỳ

(*) Khách hàng mở mới tài khoản từ 6/3/2023 tiếp tục được áp dụng phí giao dịch như đã thông báo tại mục 1.1.

Trong đó: 

+ Hợp đồng tương lai chỉ số: Là hợp đồng phái sinh giao dịch cơ bản trên bảng điện. Ví dụ chỉ số VN30F2307, VN30F2308, VN30F2309, VN30F2312..

+ Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ: Là hợp đồng phái sinh trái phiếu chính phủ. Ví dụ: GB05F2309, GB05F2312

+ Dịch vụ quản lý vị thế: Là phí dịch vụ quản lý lệnh Long, Short cho Nhà đầu tư phái sinh của VPS. Ví dụ bạn mua hợp đồng và đặt lệnh qua đêm thì sàn VPS sẽ tính phí quản lý lệnh đó. 

+ Dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ: Khi nhà đầu tư đặt lệnh Long hoặc Short qua đêm thì đồng nghĩa với việc số tiền ký quỹ mà sàn cấp cho NĐT vay sẽ lưu giữ qua đêm. Sàn VPS sẽ tính phí khoản tiền này. 

>>> Xem thêm: Các biểu phí gia dịch VPS tại đây

Tổng kết

Như vậy bạn cần nắm được các khoản phí khi giao dịch phái sinh sẽ gồm: 

+ Phí mở đóng mỗi hợp đồng khi đặt vị thế Long hoặc Short. Ví dụ bạn đặt vị thế Long 3 hợp đồng sẽ tính phí x3, sau đó đặt vị thế Short 3 hợp đồng phí này sẽ cộng thêm phí của 3 hợp đồng nữa. 

+ Phí vay ký quỹ để đặt lệnh vị thế: Phí bạn ký quỹ để mở mỗi hợp đồng mà sàn cấp cho bạn. 

+ Phí thuế phát sinh: Thuế phát sinh giao dịch nhà nước thu

+ Phí quản lý lệnh vị thế kéo dài qua nhiều ngày: Khi lệnh vị thế bạn đặt qua ngày sẽ tính phí quản lý giữ lệnh và phí ký quỹ qua đêm. 

Xem thêm:   [Giải đáp] 1 hợp đồng phái sinh bao nhiều tiền trên sàn VPS

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat-active-icon chat-active-icon